BÀI VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH._Nguyễn Thị Ngọc Văn

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm, nhận thức, tư tưởng chỉ đạo  rất cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là những phẩm chất cao quý của một người cách mạng. Đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Phong cách Hồ Chí Minh là lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, cầu thị, gần dân, trọng dân, tin dân, học dân, làm việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân; là đầy tớ của dân chứ không phải “làm quan nhân dân”, không được lên mặt “làm quan cách mạng”.

       Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng để mỗi con người Việt Nam phấn đấu noi theo. Cho đến ngày nay đã có rất nhiều tấm gương tâm huyết, sáng tạo học theo lời Bác trên khắp đất nước. Tất cả mọi người đều muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển. Bản thân tôi cũng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tấm gương của Người. Ý thức học tập đó hình thành từ lúc ngồi trong ghế nhà trường được học 5 điều Bác Hồ dạy, tôi đã không ngừng phấn đấu trong học tập, lao động. Cho đến hôm nay, khi bước chân vào hàng ngũ nhà giáo, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, phong cách, đạo đức ấy tôi phải cố gắng nhiều hơn. Hàng ngày ngoài việc nghiên cứu phương pháp, tìm hiểu học sinh giảng dạy đạt chất lượng cao, tôi miệt mài nghiên cứu soạn kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng hoc sinh. Bên cạnh đó tham gia sản xuất lao động, chăm sóc gia đình…. Bản thân luôn lấy người là tấm gương để học tâp và làm theo dù chỉ góp một phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp trồng người, tôi cũng đủ hạnh phúc.

       Đến với cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tôi muốn kể về một người, đó chính là đồng nghiệp của tôi, Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Huyên – Giáo viên trường Tiểu học Tr’hy – Huyện Tây Giang- Tỉnh Quảng Nam.

Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Huyên với tình yêu quê hương và niềm say mê nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của mình, cô luôn nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy, phối kết hợp với đồng nghiệp nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong công việc cô luôn gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia mọi hoạt động chung của nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô là một giáo viên dạy giỏi của trường và là một giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm được phụ huynh và học trò yêu mến.

Được làm việc với cô, tôi học hỏi được rất nhiều điều đáng quý, đặc biệt là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Dù ở vai trò nào, cô cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Hơn 26 năm công tác tại vùng biên giới huyện Tây Giang, cô không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo, luôn áp áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Trong công tác, cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giáo dục đạo đức, giúp các em học sinh có ý thức hình thành được nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này. Nhưng có lẽ điều khiến cô vui mừng nhất chính là sự trưởng thành của lớp lớp học trò mà cô đã từng dạy dỗ.

Bên cạnh đó, cô luôn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô không ngại hổ trợ bút, sách, tiền…. Trong gia đình, cô luôn là người con hiếu thảo chăm sóc ba mẹ già

Đặc biệt, cô còn phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương quý mến, kính trọng, cha mẹ học sinh kính phục, học sinh quý mến.